Tham Gia Lễ Hội Nghinh Ông Vũng Tàu 2023 (Tại Đình Thần Thắng Tam)

Lễ hội Nghinh Ông Vũng Tàu

Lễ hội Nghinh Ông Vũng Tàu là một trong những lễ hội dân gian lâu đời và truyền thống của ngư dân Vũng Tàu, đây cũng là sự kiện quan trọng nhất trong năm để ngư dân thành phố mình thể hiện lòng thành đối với Cá Ông (mình có giải thích thêm bên dưới). Theo quan niệm của những ngư dân, cá Ông, hoặc còn được gọi là cá voi, được coi là thần cứu hộ cho họ mỗi khi tàu thuyền gặp khó khăn trên biển.

Lễ hội Nghinh Ông Vũng Tàu diễn ra từ ngày 15 đến ngày 18 của tháng 8 trong lịch âm hàng năm, tại Đình Thần Thắng Tam, thành phố Vũng Tàu.

5h30’ sáng, đoàn rước kiệu Nghinh Ông trên biển xuất phát từ Bãi Trước đến Hòn Bà ở mũi Nghinh Phong, sau đó về Lăng Ông Nam Hải (Đình Thắng Tam). Tại đình này, lưu trữ nhiều bộ xương cá voi quý báu, trong đó có một bộ xương từ năm 1868, nặng 4 tấn và dài tới 30 mét.

Quảng Cáo
Tên lễ hội: Lễ hội Nghinh Ông Vũng Tàu
Địa điểm: Đình Thần Thắng Tam, 5 Đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, P. Thắng Tam, TP. Vũng Tàu
Thời gian: 5h30 – 7h30, ngày 30/9/2023. Âm lịch: 15/8 – 18/8 ÂL
Chương trình: rước mô hình cá voi tại các đường lớn; nhiều hoạt động thể thao

Đây là lễ hội ý nghĩa truyền thống lịch sử tại Vũng Tàu đấy, vì nơi đây cũng là “miền biển” mà 😀 Còn về tục thờ Cá Ông, để Thổ Địa giải thích bên dưới.

Tục thờ Cá Ông – Ý nghĩa của lễ hội

Tín ngưỡng thờ cá Ông (cá voi, cá heo, cá nhà táng hoặc các loài cá lớn), là một phần của tập quán tôn thờ dân gian tồn tại ở vùng duyên hải miền Trung và miền Nam Việt Nam, bắt đầu từ Thanh Hóa và lan tỏa khắp các tỉnh ven biển miền Nam.

Lễ hội Nghinh Ông Vũng Tàu
Xương cá voi bên trong Đình Thần Thắng Tam tại Vũng Tàu.

Đây là một trong những tín ngưỡng quan trọng của cư dân sống tại vùng biển, còn được gọi chung là “vạn chài”. Cá Ông trong ngôn ngữ dân gian thường được xem như thần thánh của biển cả, thường được biểu trưng bằng hình ảnh thần Nam Hải hoặc các danh xưng khác như Nhân ngư hay Đức ngư. Ngư dân thường tổ chức lễ thờ Cá Ông cùng với các vị thần khác như Ngũ Hành Nương Nương, Hữu Lý Ngư, Tả Lý Lịch, và nhiều người khác, hy vọng rằng các vị thần này sẽ giúp đỡ và bảo vệ họ trong các chuyến đi biển, mang lại cuộc sống an lành và bữa cơm no ấm.

Lễ hội Nghinh Ông Vũng Tàu đã chính thức được Bộ Văn Hóa – Thể Thao và Du Lịch xếp vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào ngày 14/2/2023. Theo mình thì đây là lễ hội địa phương rất đáng trải nghiệm của các bạn du lịch nhé 😀

Chi tiết chương trình Lễ hội Nghinh Ông Vũng Tàu năm 2023

Lễ hội này còn được gọi với nhiều cái tên khác như lễ cầu ngư, lễ nghinh ông Thủy tướng, lễ tế Cá Ông, lễ rước cốt Ông, và lễ nghinh Ông. Với thời gian, nó đã trở thành một tín ngưỡng truyền thống được bảo tồn và kế thừa qua các thế hệ ngư dân.

Phần lễ thường bắt đầu với nghi thức khai nghinh Thủy tướng, trong đó đoàn nghi lễ rước linh vị của Cá Ông từ mũi Nghinh Phong về đến khu vực Bãi Trước. Các bậc bô lão dẫn đoàn tháp tùng tượng Cá Ông, một tượng làm bằng giấy bồi dài khoảng 10 mét, từ Bãi Trước về Lăng Ông Nam Hải (Đình Thắng Tam). Sau đó, một bậc bô lão sẽ đọc sớ báo cáo rằng “Ông” đã trở về làng.

Lễ hội Nghinh Ông Vũng Tàu
Từ 5h30 sáng 11.9, đoàn thuyền đánh cá đã chở đoàn nghi lễ ra biển làm nghi thức Nghinh Ông. Các thuyền di chuyển với tốc độ cao trong sự dẫn đường của nhiều cano. Ảnh: T.A
Lễ hội Nghinh Ông Vũng Tàu
Hàng chục chiếc tàu cá nối đuôi nhau trên biển, cùng các phương tiện khác như du thuyền, tàu biển… chở theo du khách, khách mời tham gia phần lễ Nghinh ông trên biển. Ảnh: T.A
Lễ hội Nghinh Ông Vũng Tàu
Các tàu nhanh chóng tập trung tại khu vực Hòn Bà để làm nghi thức khi trời vừa hừng sáng. Phần Lễ được tiến hành với những nghi thức truyền thống như: Lễ cầu Ngư, Lễ cúng tế Ông Nam Hải Cự Tộc Ngọc Lân Chi Thần, cúng giỗ các bậc tiền hiền và các anh hùng liệt sỹ, Lễ rước kiệu, trình diễn tuồng cổ,… Ảnh: T.A
Lễ hội Nghinh Ông Vũng Tàu
Thực hiện phần nghi thức trên biển. Ảnh: HPTK
Lễ hội Nghinh Ông Vũng Tàu
Sau khi thực hiện phần nghi thức trên biển, các phương tiện quay trở lại khu vực Bãi Trước và dùng ghe nhỏ vào bờ để tiến hành lễ rước Ông về Đình Thắng Tam. Ảnh: T.A
Lễ hội Nghinh Ông Vũng Tàu
Chuẩn bị lễ rước Ông diễu hành trên đường. Ảnh: T.A

Lễ hội Nghinh Ông Vũng Tàu

Lễ hội Nghinh Ông Vũng Tàu
Đoàn rước Ông được CSGT mở đường, và sau đó là các đội lân sư rồng… bắt đầu từ Nhà Truyền thống Cách mạng (số 1, BaCu) – Trần Hưng Đạo – Hoàng Hoa Thám và về Đình Thắng Tam Ảnh: T.A
Lễ hội Nghinh Ông Vũng Tàu
Đoàn rước với hàng ngàn người tham gia, diễu hành kéo dài hàng km trên các tuyến đường, thu hút đông đảo người dân, du khách dừng chân chiêm ngưỡng, quay phim chụp ảnh lễ hội. Ảnh: T.A
Lễ hội Nghinh Ông Vũng Tàu
Lễ hội Nghinh Ông Vũng Tàu
Lễ hội Nghinh Ông Vũng Tàu
Mô hình Ông trang trọng di chuyển trong đoàn rước lễ. Ảnh: T.A
Lễ hội Nghinh Ông Vũng Tàu
Đoàn rước đến Đình Thắng Tam và bắt đầu lễ cúng đầy trang trọng tại đây. Lễ hội Nghinh Ông Thắng Tam Vũng Tàu năm 2022 diễn ra trong 4 ngày, từ ngày 10.9 đến ngày 13.9 (tức ngày 15.8 đến hết ngày 18.8 Âm lịch), với nhiều hoạt động phong phú, hấp dẫn.

Lễ hội Nghinh Ông Vũng Tàu

Tiếp theo, có nhiều nghi lễ khác như lễ cúng tiền hiền và tưởng nhớ anh hùng liệt sĩ, lễ xây chầu Đại Bội, và lễ tỉnh sắc thần vào Lăng Ông Nam Hải… Tất cả các nghi lễ này được thực hiện với nghi thức truyền thống, tạo nên không khí trang trọng và tôn nghiêm.

Lễ hội Nghinh Ông Vũng Tàu

Phần hội sau lễ là một phần quan trọng của Lễ hội Nghinh Ông Thắng Tam. Tại đây, người dân và du khách tham gia có cơ hội hòa mình vào không khí sôi động với nhiều hoạt động văn hóa đa dạng. Các hoạt động này liên quan đến cuộc sống của ngư dân, bao gồm đan lưới, câu cá, và các tiết mục văn nghệ thú vị như múa lân sư rồng & các hoạt động thi đấu thể thao.

Lễ hội Nghinh Ông Vũng Tàu
Hội thi đan lưới
Lễ hội Nghinh Ông Vũng Tàu
Nhiều hoạt động trong dịp này

Đến vùng đất biển, bạn cố gắng tham dự lễ hội này để hiểu hơn về ý nghĩa lịch sử nơi đây nhé!

5/5 - (1 bình chọn)
Quảng Cáo
Quảng Cáo

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.